COVID-19 là bệnh gây ra bởi vi-rút SARS-CoV-2, là vi-rút corona trước đây chưa thấy ở người
Khoảng 20-40% người bị nhiễm – không biểu hiện
Trong hầu hết các trường hợp, COVID-19 chỉ gây các triệu chứng nhẹ như ho khan, mệt mỏi và sốt (tuy nhiên, nhiều bệnh nhân COVID-19 cao tuổi không có triệu chứng sốt). Các triệu chứng nhẹ khác của COVID-19 có thể bao gồm đau nhức cơ thể, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng hoặc đi ngoài.
Biểu hiện nhẹ/nặng, ảnh hưởng tới các đối tượng khác nhau
Mức độ: 80% người bệnh không bị viên phổi, không cần phải điều trị đặc biệt và tự hồi phục sau khoảng 1 tuần.
Chỉ gần 20% người bệnh diễn biến nặng (khó thở) với thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu cho đến khi diễn biến nặng trong khoảng 5-8 ngày.
Đối tượng bị ảnh hưởng: Người có diễn biến nặng chủ yếu là Người cao tuổi, người có bệnh lý nền ở trạng thái không ổn định (như đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch, bệnh phổi hoặc ung thư, chạy thận) khi nhiễm SARS-CoV-2 thì dễ bị COVID-19 nặng hơn những người khác.
Qua giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh: Người nhiễm SARS-CoV-2 (dù có thể không có triệu chứng gì và hoàn toàn cảm thấy khoẻ mạnh) đều có thể truyền giọt bắn chứa vi-rút từ mũi hoặc miệng của mình trực tiếp sang người khác khi hai người ở gần nhau trong khoảng cách 1-2m.
Qua giọt bắn khi lây nhiễm chéo: Những giọt bắn mang vi-rút SARS-CoV-2 có thể rơi xuống các vật dụng và bề mặt xung quanh người nhiễm SARS-CoV-2. Khi người khác sờ vào các vật dụng và bề mặt này rồi đưa tay lên chạm vào niêm mạc mắt, mũi hoặc miệng.
Theo thống kê sơ bộ, cứ 6 người bị COVID-19 thì có 1 người sẽ bị nặng, đặc biệt là khó thở.
Việc phòng, chống COVID-19 là thiết yếu vì SARS-CoV-2 dễ lây và lây nhanh, đặc biệt chủng Delta. Một cộng đồng dân số lớn bị nhiễm vi-rút này sẽ dẫn đến số lượng bệnh nhân nặng nhiều và gây quá tải cho hệ thống y tế.
Áp dụng đúng và đủ 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế)
Tiêm vacxin
Tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền và cơ quan y tế địa phương đặc biệt khi: Thực hiện giãn cách xã hội, Khi có hàng xóm là F0, F1
Tuân thủ các quy định của bệnh viện khi đi khám bệnh hoặc nằm viện
Tự theo dõi tình hình sức khoẻ hàng ngày.
“Mỗi cá nhân có thể CHỦ ĐỘNG phòng nhiễm SARS-CoV-2 cho bản thân và cộng đồng.”
Tại cộng đồng, bất cứ khi nào đi ra ngoài hoặc có tiếp xúc người khác. Có thể dùng khẩu trang vải, loại giặt được và dùng lại nhiều lần nhưng cần chọn loại vừa khuôn mặt, được thay mới và giặt sạch hàng ngày hoặc khi ở nơi công cộng về. Có thể dùng khẩu trang y tế thông thường
Khi chăm sóc điều trị bệnh nhân, khi đi vào ổ dịch nên dùng khẩu trang y tế N95 và các loại khẩu trang chuyên dụng đặc biệt khác .
Sau khi chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang đã sử dụng, rửa tay ngay.
Khi đeo khẩu trang, đảm bảo luôn che mũi và miệng, không kéo khẩu trang xuống cổ.
Khi tháo khẩu trang, tập thói quen tháo bằng 2 dây đeo, không chạm vào mặt ngoài khẩu trang là nơi có thể có virus.Bỏ thói quen đưa tay lên mặt, mắt, mũi, miệng.
Bỏ thói quen dùng tay ngoáy mũi.
Tập thói quen khi ho hoặc hắt hơi, hãy dùng khăn giấy hoặc gập khuỷu tay lại để che mũi và miệng.
Rửa tay – thường xuyên rửa tay (30’ – 60’/lần)
- Cách thức: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, Sát khuẩn tay bằng cồn hay dung dịch sát khuẩn khi không thể rửa tay bằng xà phòng
- Thực hành thói quen rửa tay thường xuyên
- Khi cần rửa tay:
• Trước khi: vào nơi làm việc, chế biến thực phẩm, chuẩn bị ăn/uống bất cứ thứ gì
• Trong và sau khi: chế biến thực phẩm sống
• Sau khi: đổ rác, sử dụng hóa chất, mang găng tay, thực hiện các công việc cá nhân (ăn, uống, hắt hơi, đi vệ sinh, ngoáy tai/mũi, gãi ngứa...), tiếp xúc với các vật dụng có khả năng là nguồn gây ô nhiễm (điện thoại, tiền, giẻ lau, thực phẩm sống….), đặc biệt sau khi nhận đồ từ người ngoài.
Dùng nước muối nhạt súc miệng, họng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ
Giữ vệ sinh, lau rửa thường xuyên đồ vật, bề mặt vật dụng thường xuyên tiếp xúc va chạm (như điện thoại di động, kính, v.v...) và khu vực hay có người qua lại.
Mở cửa sổ thông thoáng
Hạn chế sử dụng điều hoà trong phòng đông người.
Hãy coi tất cả mọi người, ai cũng có thể là người đang mang SARS-CoV-2 và có thể truyền bệnh cho mình.
Hạn chế ra ngoài tiếp xúc với những người không sống cùng trong nhà
Khi phải tiếp xúc, giữ khoảng cách 1m (hay 2m???) kể cả khi đã đeo khẩu trang.
Không tụ tập đông người, tuân thủ theo các chỉ thị thực hiện giãn cách ban hành theo từng thời điểm.
Hạn chế tiếp xúc các nơi có nguy cơ lây nhiễm cao:
- Khi mua nhu yếu phẩm:
• Chỉ chọn mua tại chợ, cửa hàng nhỏ, nếu đảm bảo khoảng cách và vắng,
• Hạn chế vào các siêu thị lớn chạy điều hoà trong không gian kín
- Khi mua hàng online, nên chọn hình thức không tiếp xúc:
• Giao hàng tại cửa
• Chuyển khoản trả tiền
- Hạn chế bắt tay, cụng ly khi trong mùa dịch
Các loại vacxin phổ biến hiện đang có ở Việt Nam (01/08/2021): Pfizer, Moderna, AstraZeneca, Sinovac .
Ai cần được tiêm vacxin: mọi người đều cần tiêm vacxin để tạo miễn dịch phòng bệnh. Người già và người có bệnh nền càng cần được tiêm. Tuy nhiên khi nào tiêm và tiêm loại vacxin nào phụ thuộc chiến lược tiêm chủng của Nhà nước.
Vacxin có an toàn không?: Các loại vacxin đều có độ an toàn rất cao, tác dụng phụ nếu có đa phần là nhẹ, có thể chỉ kéo dài vài ngày mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Quan trọng là được tiêm vacxin sớm chứ không quan trọng là loại nào.
Trước khi tiêm: Nghỉ ngơi và giữ cho không bị ốm, không uống rượu bia trước khi tiêm. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh các đồ ăn mới lạ. Không tiêm vacxin khác trước đó 14 ngày. Mua sẵn 1 vỉ paracetamol để uống sau tiêm nếu có tác dụng phụ.
Khi đi tiêm: mang theo khẩu trang, nước rửa tay khô, bút bi để khai phiếu, CMT/CCCD, số thẻ BHYT, ghi nhớ sẵn tiền sử bệnh, nên mặc áo cộc tay.
Ngày tiêm vacxin: Mặc áo cộc tay, đến đúng hẹn và đảm bảo 5K, chủ động hỏi cán bộ y tế loại vacxin được tiêm, lịch tiêm mũi tiếp theo, Ghi lại SĐT liên hệ điểm tiêm chủng, Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi.
Sau tiêm: theo dõi các phản ứng sau tiêm 1-2 ngày nếu sốt thì uống paracetamol 500mg mỗi 4-6 tiếng, tối đa 4 viên/1 ngày.
Chủ động phòng nhiễm COVID-19 nhưng không quên giữ sức khoẻ và đảm bảo uống đúng đủ các loại thuốc đang uống theo đơn BS nếu có.
Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, cân bằng và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục và ngủ đủ giấc.
Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm:
- Chất đạm: thịt, cá, hải sản, trứng, đậu, lạc…
- Nhóm chất béo tốt: omega-3, quả bơ, dầu ô liu, các loại hạt…
- Rau củ quả, trái cây tươi nhiều màu, ưu tiên các quả mọng, rau lá xanh thẫm
Ngủ: Duy trì giấc ngủ 6-8 giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm trước 24h đêm
Thể dục:
- Tập thể dục, thư giãn,
- Đi bộ,
- Vận động trong nhà: đạp xe, bài tập trên ghế, yoga, dancing, thiền, xoa bóp cơ thể
Tinh thần: Giảm căng thẳng bằng cách:
- Giới hạn thời gian đọc tin tức cũng như nói chuyện liên quan đến COVID-19 hàng ngày
- Giữ kết nối với người thân và bạn bè bằng điện thoại
- Đọc sách thưởng trà… hít thở không khí trong lành, nếu có điều kiện thì tắm nắng, tắm gió, thả lỏng cơ thể, nghe nhạc, giải trí, xem phim để thư giãn tinh thần
Sức khoẻ: Chủ động chuẩn bị một số thuốc thiết yếu:
- Thuốc đang dùng hàng ngày:
• Đảm bảo đủ các thuốc đang dùng hàng ngày theo đơn BS,
• Trường hợp đến ngày tái khám xin nhận thuốc 2 tháng/1 lần.
• Đặc biệt chú ý không để hết các thuốc huyết áp, tiểu đường, tim mạch
- Chuẩn bị thuốc xử lý triệu chứng:
• Danh mục thuốc tối thiểu – tham khảo Bảng 2 - Danh mục đồ dùng tối thiểu chuẩn bị phòng dịch tại nhà
• Lưu ý: Khi có những triệu chứng nhiễm bệnh thì khai báo y tế. Chỉ sử dụng thuốc khi có triệu chứng và có bác sỹ hướng dẫn tự uống thuốc tại nhà trước khi đến cơ sở y tế.
Ở nhà khi bạn cảm thấy không khỏe.
Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm bệnh, liên hệ ngay với đường dây nóng (tham khảo Bảng 1) để được tư vấn và tự cách ly trước khi có các hướng dẫn xử trí tiếp theo từ nhân viên y tế (xem Mục 3).Rửa tay – thường xuyên rửa tay (30’ – 60’/lần)
Chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để xử lý các tình huống hay gặp:
Chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để xử lý các tình huống hay gặp:
- Chờ đợi bên y tế rất lâu
- Chờ kết quả xét nghiệm rất lâu, không trả giấy xét nghiệm, không có hóa đơn xét nghiệm
- Phong tỏa chặt, không mua được đồ ăn
- Không rõ sẽ phong tỏa đến bao lâu
- Khu cách ly, điều trị không có đủ đồ
- Không có người đến hỗ trợ
Vi rút SARS-CoV 2 rất dễ lây nên việc phòng tránh lây nhiễm tại nhà là vô cùng quan trọng. Cần coi người cách ly tại nhà có nguy cơ tương đương với F0, dù họ chưa phải F0.
Tuân thủ theo Hướng dẫn cập nhật mới nhất của Bộ Y tế cho người thuộc diện F1 hoặc F0 và chưa được nhập viện phải cách ly tại nhà tuỳ theo diễn biến tình hình dịch (hướng dẫn này thay đổi, cập nhật khá thường xuyên)
Tự theo dõi sức khoẻ khi cách ly:
- Tự theo dõi các triệu chứng của bệnh và sự phát triển của bệnh
- Tự đo và theo dõi nhiệt độ, nhịp tim, nồng độ bão hoà oxy trong máu (SpO2) Khi chăm sóc điều trị bệnh nhân, khi đi vào ổ dịch nên dùng khẩu trang y tế N95 và các loại khẩu trang chuyên dụng đặc biệt khác .
Tự chăm sóc bản thân
- Tự cách ly trong phòng riêng, thoáng khí. Mở cửa số để tăng thông gió (nếu có thể), hay ít nhất giữ được khoảng cách 2 mét với người khác (nếu không có phòng riêng).
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ chất.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước. Uống oresol để bù nước.
- Tập thể dục nhẹ nhàng. Nghe nhạc, xem các chương trình giải trí, thư giãn…
- Luôn đeo khẩu trang kể cả khi không phải tiếp xúc với người khác trong phòng.
- Luôn rửa tay, đánh răng, súc miệng nước muối, tắm/lau bằng nước ấm nhằm làm sạch cơ thể để tránh nhiễm trùng các loại vi khuẩn khác.
Sử dụng thuốc chữa triệu chứng:
- Nhỏ mũi, súc học bằng nước muối sinh lý
- Uống vitamin C
- Nếu ho: dùng thuốc giảm ho
- Nếu sốt > 38oC, đau cơ hay đau đầu: uống paracetamol
• Nên liên hệ nhân viên chăm sóc y tế để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng thuốc đúng,
• Liều dùng:
o Người lớn < 70kg: 1-1.5 viên x 500mg/lần; người lớn > 70kg: 2 viên x 500mg/lần, 3-4 lần/ngày, cách tối thiểu 4-6h/lần, không quá 4 lần/ngày
o Trẻ em: 10-15mg/kg/lần, cách 4-6h/lần, không quá 4 lần/ngày. Liều tối đa tính theo cân nặng không được vượt quá 500mg/lần
o Không uống thêm các thuốc cảm cúm khác có chưa paracetamol hoặc acetaminophen.
o Người có tiền sử dị ứng với paracetamol hoặc đang bị viêm gan không nên dùng.
• Dùng khăn lạnh ẩm chườm lên trán để hạ sốt.
Bảo vệ những người sống cùng
- Luôn giữ khoảng cách với mọi người.
- Sắp xếp các sinh hoạt trong gia đình sao cho khoảng cách giữa người được cách ly và những người khác trong gia đình tối thiểu 2m.
- Tất cả thành viên sống cùng nhà với người cách ly, đặc biệt là người chăm sóc phải đeo khẩu trang y tế. Khẩu trang vải phải được giặt hàng ngày bằng xà phòng
- Sử dụng dụng cụ riêng trong ăn uống. Tráng nước nóng cốc, chén, bát, đũa trước khi sử dụng. Sau khi dùng xong rửa sạch bằng xà phòng rửa bát.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà bông với nước hoặc dùng nước sát khuẩn tay. Người chăm sóc phải rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người đang cách ly. Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây/lần
- Các thành viên sống cùng nhà với người cách ly tắm nước ấm ít nhất 1 lần/ngày.
- Ho khạc vào giấy và bỏ vào túi nilon đựng rác.
- Sử dụng riêng nhà vệ sinh với người cách ly là tốt nhất. Sau khi đi vệ sinh, đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước.
- Cần bỏ rác thải trong thùng rác riêng biệt, niêm phong và xử lý riêng.
- Lau nhà, đồ dùng trong nhà với nước Javen 0.5%.
- Người thuộc diện F1 và F0 tuyệt đối ở trong phòng/góc cách ly trong suốt thời gian yêu cầu cách ly. Không đi ra ngoài, thăm bạn bè, đi chợ, đi chơi. Không tự đi ra hiệu thuốc mua thuốc. Không tổ chức hoặc tham gia liên hoan, không tiếp khách đến thăm.
Luôn sẵn sàng chuẩn bị đi cách ly do COVID-19 hoặc vào viện do bất kể bệnh nào – tham khảo danh mục đồ dùng tối thiểu chuẩn bị để đi cách ly (Bảng 3) YÊU CẦU trợ giúp ngay khi cần (nhất là trường hợp F0 tự cách ly tại nhà) – tham khảo danh sách số điện thoại liên hệ khẩn cấp (Bảng 1)
Website về vaccine COVID cho người dân
10 điều cần làm để bảo vệ bản thân, phòng lây nhiễm SARS-CoV 2 – HIỂU VỀ COVID-19 (5fteam.com)
Cần chú ý gì để phòng tránh COVID-19 khi đi mua thuốc? – HIỂU VỀ COVID-19 (5fteam.com)
Cách duy trì khả năng miễn dịch cơ thể trong thời COVID-19
Hướng dẫn dinh dưỡng chống COVID-19